Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam – Dragon’s Jaw bridge in Vietnam war – P2
Cuộc tấn công đầu tiên và lớn nhất vào Cầu Hàm Rồng hay cầu Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam – Dragon’s Jaw bridge in Vietnam war là vào ngày 3 tháng 4 năm 1965 với nhiều trái bom đánh trúng mục tiêu nhưng cầu vẫn đứng vững một cách kỳ lạ
Ngày 16 tháng 9 năm 1965, chiếc máy bay F-105 của phi công Risner bị trúng đạn cách 5km về phía Bắc của cầu Hàm Rồng, anh nhảy dù thoát nạn nhưng bị thương ở đầu gối khi dù chạm đất. Anh bị bắt làm tù binh và bị giam hơn 4 năm và được thả vào năm 1973
Tên lửa Bullpup có đầu nổ quá nhỏ nên không đủ sức trong việc phá cây cầu kiên cố và cỡ lớn như cầu Hàm Rồng – Dragon’s Jaw bridge – Ham Rong bridge – Thanh Hoa bridge. Bên cạnh đó, tên lửa Bullpup không phải là dạng “bắn rồi quên” theo cơ chế tự dò và bám mục tiêu. Tên lửa này sử dụng cơ chế xoay tròn để ổn định đường bay, phi công cần quan sát và theo dõi tên lửa bằng mắt thường, đồng thời sử dụng cần điều khiển để dẫn đường cho tên lửa thông qua tín hiệu dadio. Với cơ chế này, phi công cần theo dõi và điều khiển tên lửa trên suốt đường bay do đó máy bay cần giảm tốc độ và độ cao khiến máy bay luôn nằm trong tầm bắn của hỏa lực phòng không của Bắc Việt
Một số máy bay F-105 mang theo bom 750 pound~350Kg. Tuy nhiên loại bom này lại thiếu chính xác và ngay cả khi đánh trúng mục tiêu cũng chỉ gây hư hỏng nhẹ. Nhiều trái bom rơi trúng con đường dẫn đến cây cầu cũng chỉ có tác dụng làm hư con đường và gây tắc nghẽn trong vài giờ và quân Bắc Việt nhanh chóng sửa lại đường
Không Quân Mỹ lại mở tiếp cuộc tấn công vào ngày hôm sau với 80 máy bay trong đó bao gồm 48 chiếc F-105 mang bom 350Kg, các máy bay yểm trợ F-8 Crusader và F-100 Super Sabre. Cuộc tấn công được thực hiện hoàn hảo khi cây cầu bị đánh trúng hơn 300 lần nhưng cây cầu vẫn tiếp tục đứng vẫn một cách kỳ lạ. Không Quân Mỹ đã phải trả giá bằng 3 chiếc F-105 . Trong đó có 1 chiếc F-105 bị bắn rơi do hỏa lực mặt đất, 2 chiếc do trúng đạn của những chiếc MIG-17. Điều này đã khiến giới lãnh đạo Không Quân Mỹ đã đề ra chương trình tái huấn luyện nhằm bổ sung thêm kỹ năng về lối đánh “xáp lá cà” – dogfighting cho các phi công
Vũ khí và phân chia khu vực – “Route Packages”
Để tránh bắn nhầm cũng như va chạm vào nhau trên không phận Bắc Việt giữa hai lực lượng máy bay thuộc Không Quân Mỹ và Không Quân thuộc Hải Quân Mỹ . Bộ Chỉ Huy Mỹ đã thống nhất chia Bắc Việt thành 6 khu vực – “Route Packages”. Ở mỗi khu vực này chỉ có duy nhất 1 đơn vị đảm nhiệm và các đơn vị khác bị nghiêm cấm xen vào khi chưa có sự đồng ý. Theo đó, Cơ quan viện trợ Quân Sự Mỹ ở Việt Nam – Military Assistance Command-Vietnam, MACV phụ trách Khu Vực 1 – Route Packages 1 . Không Quân thuộc Hải Quân sẽ phụ trách khu vực – Route Packages 2,3,4 và 6B. Không Quân Mỹ thuộc Thái Bình Dương sẽ phụ trách khu vực – Route Packages 5 và 6A. Việc sử dụng các máy bay ném bom tầm xa B-52 sẽ dưới quyền phụ trách của cơ quan Chỉ Huy Không Quân Chiến Lược – Strategic Air Command, SAC
Khu vực Thanh Hóa thuộc vùng hoạt động của Không Quân Hải Quân Mỹ. Trong giai đoạn 1965-1968 khi tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson tạm hoãn các cuộc ném bom ở Bắc Việt thì cây cầu này vẫn là mục tiêu thường xuyên của các cuộc oanh kích . Các loại máy bay ném bom – tấn công mặt đất được sử dụng bao gồm : A-3 Skywarrior, A-4 Skyhawk, A-6 Intruder, F-4 Phantom và F-8 Crusader
Nhiều loại vũ khí đã được sử dụng trong việc phá Cầu Hàm Rồng hay cầu Thanh Hóa – Dragon’s Jaw bridge. Đáng chú ý nhất chính là bom lượn AGM-62 Walleye điều khiển bằng màn hình. Không như tên lửa Bullbup, bom lượn AGM-62 Walleye cho phép các phi công không cần bám theo tên lửa bằng mắt thường mà dùng màn hình điều khiển. Điều này giảm nguy cơ máy bay bị bắn trúng. Tuy nhiên, những trái bom lượn AGM-62 Walleye thời gian đầu thử nghiệm và đưa vào sử dụng hoặc không chính xác hoặc không mang đủ thuốc nổ cần thiết để phá cây cầu vĩnh viễn. Nhiều lần cây cầu bị trúng bom liên tiếp và giao thông trên cầu bị gián đoạn. Tuy nhiên, những công binh Bắc Việt đã sửa lại rất nhanh và giao thông lại tiếp tục được duy trì
Việc sử dụng bom lượn AGM-62 Walleye trong thời gian đầu đã đạt một số thành công rất đáng khích lệ. Ngày 11 tháng 3 năm 1963, máy bay Mỹ A-4C đã tấn công doanh trại Sầm Sơn của Bắc Việt, một quả bom lượn đã xuyên qua cửa sổ và phát nổ bên trong và đã đánh sập tòa nhà. Tuy nhiên, 3 ngày sau đó, một đội A-4 đã sử dụng bom lượn và đánh trúng cây cầu Thanh Hóa nhưng cây cầu vẫn trơ trơ và gần như không bị hư hại gì đáng kể. Một số bom 825 pounds ~ 375Kg được sử dụng nhưng vẫn không đủ mạnh để phá vỡ lớp bê tông của trụ cầu hay đánh sập các giàn thép của cây cầu . Bom lượn AGM-62 Walleye được đánh giá là hiệu quả tạm thời. Loại vũ khí này đã tỏ ra hiệu quả và an toàn trong điều kiện tầm nhìn tốt để phi công có thể điều khiển bằng bom đến mục tiêu bằng màn hình nhưng sẽ không hiệu quả trong điều kiện thời tiết xấu hay khói lửa, bụi đất bay khi đang giao tranh do khi đó mục tiêu sẽ bị che khuất
Năm 1972, một loại vũ khí mới được ra đó là bom lượn Walleye II với biệt danh “ông Albert Mập” – “Fat Albert”. Loại bom này nặng 1900 pounds ~ 862Kg và trên lý thuyết đủ mạnh để đánh sập cầu Thanh Hóa. Ngoài ra, loại bom này lại an toàn hơn so với người tiền nhiệm của nó. Trong khi bom lượn Walleye có tầm bay 25km thì bom Walleye II có tầm bay 56km giúp các phi công có thể tấn công mục tiêu từ xa
Cuộc chiến của phi đoàn trưởng James Stockdale
Phi đoàn trưởng James Stockdale là chỉ huy của phi đoàn 16 chịu trách nhiệm oanh tạc các mục tiêu quân sự và khu công nghiệp trên lãnh thổ Bắc Việt . Trong quyển hồi ký có tên “Trong tình yêu và trong chiến tranh “ – “In Love and War” . Anh viết :
“Các cuộc tấn công mỗi ngày nhắm vào cây cầu đều không có kết quả . Cây cầu quá lớn và vững chắc và là đối thủ dường như không thể đánh bại . Chúng tôi liên tục đánh trúng bằng tên lửa Bullpup, bom 225Kg và cả bom 450Kg nhưng đều vô hiệu. Từ trên cao, chúng ta có thể thấy nhiều đoạn sắt đã bị gãy và bị bẻ cong. Tuy nhiên, cây cầu vẫn đứng vững . Các thanh dầm cầu liên tục được thay thế hàng đêm, tiếp liệu vũ khí, lương thực, … từ các cảng phía Bắc vẫn đều đặn đi qua cầu để đi xuống chi viện cho miền Nam Việt Nam. Lần tới, chúng tôi sẽ huấn luyện cho các máy bay Crusader ném bom mới 950Kg”
Đến ngày 9 tháng 9 năm 1965, Stockdale đã thực hiện 201 đợt phi xuất trên nhiều loại máy bay khác nhau . Ngày hôm đó, anh bay chiến A-4 Skyhawk. Nhóm của anh đang trên chiếc tàu sân bay USS Oriskany. Trong đợt cất cánh của anh, anh bay với tốc độ 640km/h ở độ cao 600m. Nhóm của anh oanh tạc đường ray xe lửa gần bờ biển và các máy bay bị pháo phòng không hạng nặng 57mm bắn trả dữ dội. Khi anh quay ra bờ biển thì máy bay anh bị trúng đạn. Stockdale bật dù và khi anh rơi xuống đất, chân anh bị gãy và anh bị đám đông bắt giữ và đánh đập. Anh bị đưa ra giam ở Hà Nội và được thả năm 1973
Xem lại từ đầu : Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam – Dragon’s Jaw bridge in Vietnam war – P1
Xem lại : Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam – Dragon’s Jaw bridge in Vietnam war – P1
Xem tiếp : Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa trong chiến tranh Việt Nam – Dragon’s Jaw bridge in Vietnam war – P2
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.