Publisher Theme
I’m a gamer, always have been.

Chương trình Dạ Lan – Tiếng Nói Em Gái Hậu Phương của Đài Phát Thanh Quân đội VNCH trước 1975

54

Chương trình Dạ Lan của Đài Phát Thanh Quân đội VNCH miền Nam Việt Nam trước 1975 nổi tiếng với câu “Đây là chương trình Dạ Lan, tiếng nói của những người em gái Hậu Phương, gởi những anh trai Tiền Tuyến”

Theo nhà khảo cứu Nguyễn Văn Thúy cho biết Chương trình được bắt đầu khoảng giữa năm 1964. Sở dĩ có chương trình vì từ sau khi có đảo chánh cố tổng thống Ngô đình Diệm, kế tiếp là vụ đảo chánh của 5 tướng lãnh Đà lạt, và cuối cùng là cuộc đảo chánh của Đại tá Phạm ngọc Thảo. Nha chiến tranh tâm lý nhận thấy tinh thần các binh sĩ hơi suy sụp, do đó Trung tá Trần ngọc Huyến giám đốc nha đã họp với đài phát thanh Quân đội làm cách nào để nâng đỡ tinh thần của các binh sĩ khắp bốn vùng chiến thuật. Đại úy Nguyễn văn Thúy quản đốc đài Quân đội lúc bấy giờ mới nghĩ ra chương trình Dạ Lan, tiếng nói của em gái hậu phương với các anh trai tiền tuyến. Đại Tá Trần Ngọc Huyến lấy tên Dạ Lan đặt tên cho chương trình như một loài hoa nở về đêm, dùng một giọng nói thiếu nữ đêm đêm chuyện trò qua làn sóng điện với các chiến sĩ ngoài tiền đồn mà có thể không cần đến nhan sắc.

Để thực hiện chương trình Dạ Lan, ban quản đốc của đài đã tuyển chọn cô Xuân Lan thuộc đài phát thanh Đông Hà là nữ xướng ngôn chính của chương trình Dạ Lan. Sau khi chương trình Dạ Lan được phát thanh từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối mỗi ngày . Trong giai đoạn mới thành lập, chương trình Giờ của Dạ Lan gồm phần câu chuyện hằng ngày do Lưu Nghi phụ trách, điểm báo do Nguyễn Triệu Nam, phần nhạc do nhạc sĩ Đan Thọ, Ngọc Bích chọn và lời dẫn nhạc (chapeau) do Huy Phương viết. Phần tin tức do ban tin tức của Đài phụ trách và thư tín do Cô Ngọc Xuân và một số cô đặc trách việc chọn lựa thư tín để sau đó Dạ Lan trả lời trên làn sóng phát thanh. Chương trình đã thành công rực rỡ khi được các chiến sĩ khắp bốn vùng chiến thuật hoan hô nhiệt liệt, từng cánh thư của các chiến sĩ đã bay tới tấp về đài Quân đội để hỏi thăm người em gái hậu phương có giọng nói quá hay. Thậm chí có nhiều chiến sĩ đi phép đã ghé nha chiến tranh tâm lý số 2 bis Hồng thập Tự Sàigon để mong được gặp Dạ Lan. Nhưng vì lý do an ninh, nên đã không có chuyện gặp gỡ Dạ Lan.

Để đền bù lại, nhất là theo lời yêu cầu của các chiến sĩ thuộc 4 vùng chiến thuật. Đài Quân đội hứa sẽ tặng một tấm postcard có hình chân dung người em gái Hậu Phương “Dạ Lan”. Thế là ban quản đốc đài liền mời các chuyên viên nhiếp ảnh của Nha, chụp hình chân dung Dạ Lan.

Công việc chụp hình chân dung Em Gái Hậu Phương Dạ Lan được thực hiện trong vòng buổi sáng. Trưa chiều nghỉ để Dạ Lan còn chuẩn bị cho chương trình phát thanh vào buổi tối hoàn toàn trực tiếp, đôi khi phải thu thanh trước. Vì lý do Dạ Lan chụp hình không ăn ảnh, nên công việc chụp hình phải kéo dài. Các chuyên viên chụp hình đã phải tốn ít nhất hai cuộn phim đen trắng và màu. (Polaroid).

Sau cùng, có người đề nghị mời nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ ở Tân Định, chuyên chụp hình cho các nam nữ ca sĩ hay tài tử xinê và ban quản đốc của Đài Phát Thanh Quân đội chấp nhận đề nghị. Kết quả là chỉ trong một buổi sáng chụp hình, công việc chụp hình hoàn thành, tấm hình chân dung Dạ Lan đã được lựa chọn. Trung tá Trần ngọc Huyến giám đốc Nha Chiến tranh tâm lý chấp nhận, liền sau đó chuyển cho nhà in của Nha để in ra một triệu tấm để gởi đi khắp 4 vùng chiến thuật để tặng cho các chiến sĩ nhất là các chiến sĩ đóng ở Tiền đồn hẻo lánh.

Tuy nhiên, ở  đời không có gì suông sẻ. Vì chương trình Dạ Lan đang thăng hoa với giọng nói ngọt ngào của người em gái hậu phương với các anh trai ngoài Tiền Tuyến thì đến giữa năm 1966, cô Xuân Lan xin nghỉ việc bất ngờ, và làm bối rối cho ban quản đốc của đài. Vì là một chương trình Binh vận rất hay không thể bỏ lưng chừng, do đó ban quản đốc Đài đã phải mời 2 nữ ca sĩ Mai Hương và Phương Dung thay thế tạm thời cho cô Xuân Lan. Thế là chương trình Tiếng Nói Dạ Lan vẫn tiếp tục hàng đêm.

Mặc dù vậy, hai nữ ca sĩ Mai Hương và Phương Dung chỉ phụ giúp một thời gian ngắn, vì cả hai nữ ca sĩ này còn bận thu thanh trên Đài Sàigòn hay thu dĩa nhạc cho các hãng Dĩa Sóng Nhạc hay Việt nam hay hát Đại nhạc hội. 

Trong một phiên họp đặc biệt của đài với toàn thể nhân viên, ông quản đốc Đài đại uý Nguyễn văn Thúy đã đề nghị chọn thử cô Mỹ Linh, nữ xướng ngôn chính của đài kiêm nhiệm nói thay thế cho cô Xuân Lan. Kết quả sau một thời gian thử nghiệm, cô Mỹ Linh đã có giọng nói giống cô Xuân Lan và trở thành Dạ Lan 2, một điều ít ai biết và để ý, cứ tưởng cô Xuân Lan đã trở lại tiếp tục là người em gái hậu phương phụ trách những buổi phát thanh Dạ Lan.

Ngoài chương trình Dạ Lan, một số chương trình khác được đài thực hiện đó là chương trình Gia Binh với Ngọc Dung, chương trình Bình Định và xây dựng nông thôn với Mai Trang, chương trình Trình yêu và Tổ Quốc để Chiêu hồi với Mai Hương-Thu Hoài, chương trình Quân Nhân Vui sống. (Lính hát Lính nghe) với Tâm Đan…

Chương trình chấm dứt phát sóng khi Sài Gòn thất thủ. Từ do, không còn ai nhắc đến “em gái hậu phương Dạ Lan”.

Tác giả Nguyễn văn Thúy cho biết mình hiểu biết về chương trình Dạ Lan vì người quản đốc Đài phát thanh Quân đội thời bấy giờ là anh rễ của tác giả. Mong rằng mọi người hiểu rõ ai là người nghĩ ra chương trình Dạ Lan.

Tất cả những chi tiết trên đã được đề cập trong phần tiểu sử của Nguyễn văn Thúy (Kỳ văn Nguyên) trong cuốn “Tìm về sinh lộ“ giải nhất Văn chương toàn quốc đầu tiên của cố Tổng thống Ngô đình Diệm được tái bản tại Nam Cali năm 1996

Nguồn : Nguyễn Toàn (Sydney)

Chú thích : Ngày 22 tháng 3 năm 2022, bà Hồng Phương Lan (xướng ngôn viên chương trình Dạ Lan từ năm 1966 đến năm 1975) đã qua đời tại nơi định cư ở thành phố Columbia, tiểu bang South Carolina, Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.

lorain duval fucked on the pool table.check my reference free porn tube
swinger show young couples blowjob orgy cosplay.anal sex