
Khi Đồng Minh Tháo Chạy – When the Allies ran away : Tổng trưởng VNCH Nguyễn Tiến Hưng – P35
Khi Đồng Minh Tháo Chạy – When the Allies ran away : Tổng trưởng Kế Hoạch VNCH Nguyễn Tiến Hưng : Ngoại trưởng Vương Văn Bắc xác nhận ‘’không những chẳng còn hy vọng gì nữa đối với khoản 300 triệu bổ sung mà có thể sẽ không còn viện trợ quân sự nữa’’.
Ông Thiệu còn nghĩ tới cả khía cạnh con người. Sợ nhất là bà Abzug.
‘’Này anh Bắc, anh trông ‘’seduisant’’ (có sức quyến rũ), anh nên săn sóc bà Abzug giùm tôi’’, Tổng Thống Thiệu nói với ông Bắc trong một buổi họp. Mọi người bật cười, bớt chút căng thẳng.
Vừa đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, phái đoàn đã xé lẻ ra đi gặp đủ thành phần: Chống đối, phe phản chiến, bà Ngô bá Thành, Huỳnh tấn M ẫm, Cha Thanh, và vào khám Chí Hòa phỏng vấn tù chính trị. Hầu hết các câu hỏi chỉ xoay chung quanh vài vấ n đề: Tham nhũng, lạm quyền của chính phủ Thiệu cũng như bằng chứng là Miền Nam đã vi phạm Hiệp Định đình chiến.
Trong một bữa cơm chiêu đãi do Thủ Tướng Khiêm mời, bà Abzug công khai bày tỏ thái độ. Khi chủ nhân mời khách nâng ly rượu chúc mừng, bà ngồi yên, không động đậy gì.
Ông Bắc thấy vậy, cố gắng nói, cười, khen các nghiệp đoàn lao động Mỹ, đặc biệt là ‘’Hội phụ nữ may vá’’ do bà đại diện. Cũng vô ích, ‘’Mình hết đề tài nói chuyện cho bà ta vui lên’’, ông phàn nàn.
Sau khi đi thăm viếng các địa phương, phái đoàn Trở về Sài Gòn họp với ông Thiệu để đúc kết lình hình. Tôi cùng tham dự để ghi chép và giúp ông Thiệu về Anh ngữ. Buổi họp đã trở thành một cuộc tra vấn hằn họ c? Dù đã đoán trước là bầu không khí sẽ không cởi m ở, thân mật, nhưng tôi không ng ờ nó lại trở nên thù nghịch đến thế. Không thấy bình luận gì về nhu cầu viện trợ mà chỉ hỏi tại sao đã mất bao nhiêu buổi họp vi phạm Hiệp Định Paris: ‘’Ông đã đặt điều kiệ n là Bắc Việt phải thi hành Hiệp Định Paris’’, ‘’Ông đã đòi Bắc Việt rút quân như một điều kiện điều đình’’, ‘’Ông còn muốn quân viện, kinh viện mãi sao? Chừng bao lâu nữa?’’ v.v…
Tôi ghi lại từng chữ một câu phát biểu khiêu khích khác:
‘’Chúng tôi nghĩ rằng viện trợ Hoa Kỳ sẽ tùy thuộc vào một số yếu tố, như việc thả tù binh chính trị, chống tham nhũng, việc thành lập một lực lượng thứ Ba. Quý vị đã làm gì cho các vấn đề này? Chúng tôi rất quan tâm’’.
Mặt bà Abzug đằng đằng sát khí. Bà Dân Biểu Fenwick thì tiếp tục phì phèo hút ống điếu. Rõ là ông Thiệu đang cố giữ vẻ mặt bình tĩnh. Hôm sau, ông điện thoại cho tôi từ sáng sớm.
‘’Mấy người phách lối này không có ngay đến cả một lịch sử tối thiểu đối với Đồng Minh. Anh soạn cho tôi mấy câu để nói trong bữa tiếp tân chiều nay’’.
Tôi hết sức lo ngại. Tin từ Ngũ Giác Đài cho hay cơ nguy là không còn hy vọng gì để lấy lại số 300 triệu đã mất, và như vậy đã đến mức cạn kiệt rồi. Bây giờ, ông Thiệu tuyệt vọng tới chỗ sẽ tỏ thái độ bất mãn với phái đoàn Quốc Hội. Thật là nguy?
Một tỷ rưỡi đô la quân viện đi đâu?
Nghe tin tức bi đát về quân viện, các bạn đồng liêu của tôi thường hay bàn bạc với nhau lúc nghỉ giải lao trong các buổi họp Hội Đồng Nội Các vào mỗi sáng thứ tư: Lý do thực tế nào đưa tới tình trạng này? Người thì cho là vì Quốc Hội chán ghét chiến tranh, người thì cho là vì Mỹ bị kinh tế khó khăn (thất nghiệp và lạm phát cao) nên đã cắt viện trợ. Nhưng lý do được nhiều người đưa ra nhất là vì Mỹ cần dồn thêm quân viện cho Do Thái (Israel).
Nhìn lại lịch sử và phân tích kỹ tiến trình quân viện Mỹ cho các nước thì ta thấy lý do cuối cùng là đúng. Dù không thể chứng minh là đã có những sắp xếp để lấy quân viện dành cho Miền Nam để dồn cho Do Thái, ngày nay ta đã có thể chứng minh rõ ràng là: Trong thực tế, ngân khoản 1,4 tỷ bị cắt của Việt Nam đã nhảy qua Do Thái. Bảng sau đây là bằng chứng:
So sánh tiến trình quân viện Mỹ cho Việt Nam và Do Thái:
Tài | khóa | Việt Nam | Do Thái | ||
(Tỷ đô la) | Cho không | Cho không | Cho vay | ||
1972/73 | 2,1 | 0,0 | 0,3 | ||
1973/74 | 1,4 | 0,0 | 0,3 | ||
1974/75 | 0,7 | 1,5 | 1,0 |
|
Nguồn: Về viện trợ Mỹ cho Do Thái: Đúc kết từ ‘’Quân viện cho Do Thái’’ ‘’Congression Rescarch Service, Library of Congress, Issue brief for Congress’’, Updated October 17, 2002.
Như vậy, quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa từ tài khóa 1972/73 là 2,1 tỷ đã bị cắt 1,4 tỷ còn 700 triệu cho tài khóa 1974/75.
Kết luận:
Quân viện ‘’cho’’ Việt Nam bị cắt đi 1,4 tỷ và Quân viện ‘’cho’’ Do Thái tăng 1,5 tỷ trong cùng năm.
Từ năm 1985, tất cả quân viện cho Do Thái đã thuộc loại ‘’cho không’’ (như Việt Nam trước đây), trung bình mỗi năm là một tỷ tám trăm triệu đô la.
Ông Stephens Jones, Giáo Sư tại Đại Học San Francisco nhận xét: ‘’Ngày nay tổng số viện trợ cho Do Thái mỗi năm tăng một phần ba ngân sách viện trợ Hoa Kỳ cho toàn thế giới, dù dân số Do Thái không tới sáu triệu, tức là bằng 0,1% dân số toàn cầu’’. Và dù Do Thái là nước giầu có thứ 16 trên thế giới (với lợi tức đồng niên mỗi đầu người là 14.000 đô la).
Đao phủ
Chiều mồng một tháng Ba, Dinh Độc Lập mở tiệc khoản đãi các vị ‘’quốc khách’’ vì hôm sau phái đoàn Quốc Hội Mỹ lên đường ra về. Dù có tin đồn là một số khách sẽ làm reo không tham dự, nhưng tất cả đã đến đúng giờ. Tại bàn tiệc, nhân viên nghi lễ sắp xếp cho bà Abzug ngồi đối diện với tôi. Ngồi xuống rồi, mấy phút sau bà ta mới lấy cái mũ thật bự ra. Đã nghiên cứu trước về bà, tôi tìm đủ cách làm cho bà có thái độ tao nhã hơn. Nào là nói về đường Mott Street ở phố Tàu New York (bà thích ăn cơm Tàu), nào về những chuyến đi thăm Brucklyn (vùng phụ cận New York) nơi sinh trưởng của bà (người gốc Do Thái). Nhưng chẳng ăn thua gì. Bà ta cứ ngồi ăn, làm như không nghe tôi nói.
Sau vài ly rượu vang dường như để ‘’lấy hứng’’, ông Thiệu đứng lên đọc bài diễn từ vào lúc sắp kết thúc:
‘’Trong hai mươi năm qua, nhân dân Miền Nam đã được nghe đi nghe lại lời nói của năm vị Tổng Thống Hoa Kỳ thuộc cả lưỡng Đảng. Những lời đó đã được các vị Dân Biể u nước Mỹ liên tục ủng hộ, là Hoa Kỳ quyết tâm cung ứng cho Việt Nam Cộng Hòa đày đủ trợ giúp chừng nào họ còn sẵn sàng chống lại sự xâm lăng của cộng sản để bảo vệ tự do của họ. Lời cam kết đó đã được nhắc lại một lần nữa trong dịp ký kết Hiệp Định Paris. Vân đề giản dị chỉ như thế này: ‘’Liệu những lời cam kết của Hoa Kỳ có còn giá trị nào không?’’ Đó là thông điệp tôi muốn quý vị chuyển tới Đại hội thứ 94 của Quốc Hội Hoa Kỳ’’.
Rồi dường như không kiềm chế nổi, ông đi ra ngoài bản văn đã soạn và tiếp:
‘’Tôi xin phép được ngợi khen những người bạn đích thực của chúng tôi đang hiện diện ở đây về sự khôn ngoan và tầm nhìn xa của họ. Tôi xin phép được nhắc lại đây ý nghĩa của một câu ngạn ngữ Việt Nam: ‘’Quà tặng đã quan trọng, nhưng cách tặng quà còn quan trọng hơn nhiều’’.
Chắc bà Abzug không nghe thấy câu này vì bà dường như đã ngủ say sau mấy ngày ngược xuôi khắp nơi để đi tìm chứng cớ chống viện trợ.
Bữa tiệc hôm đó là bữa tiệc chót tại Dinh Độc Lập, bữa cuối cùng của ông Thiệu khoản đãi quan khách ngoại quốc của ông mười năm tại chức. Ta cũng có thể cho đó là một cử chỉ trang trọng của Miền Nam để đánh dấu hai mươi năm người Mỹ ‘’bảo trợ’’ xứ này.
Từ sau bữa cơm tối hôm đó, bầu không khí ngột ngạt bao trùm Dinh Độc Lập từ đầu năm đã trở nên ảm đạm. Và những biến cố quan trọng đã đến liên lục như sau đây:
Phái đoàn Quốc Hội Mỹ vừa rời Sài Gòn, Bắc Việt tấn công Ban Mê Thuộc hồi hai giờ sáng ngày 10 tháng Ba. Cùng ngày, Chủ Tịch Thượng Viện Trần Văn Lắm trở về Sài Gòn sau một chuyến đi Washington để vận động, nhân dịp kỷ niệm năm thứ hai của Hiệp Định Paris (27.l.1973). Ông xác nhận lại là ‘’không những chẳng còn hy vọng gì nữa đối với khoản 300 triệu bổ sung mà có thể sẽ không còn viện trợ quân sự nữa’’.
Hôm sau, ngày 11 tháng Ba, Tổng Thống Thiệu dứt khoát. Ông họp với Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên và Trung Tướng Quang để thông báo quyết định tái phối trí:
‘’Với khả năng và lực lượng ta đang có’’, ông nói, ‘’chắc chắn chúng ta không thể bảo vệ được tất cả lãnh thổ muốn bảo vệ. Như vậy chúng ta nên tái phối trí lực lượng và bảo vệ những vùng đông dân, trù phú, vì những vùng đất đó mới thực sự quan trọng’’. Ngay sau đó, 13 tháng Ba, nhát gươm đao phủ đã hạ xuống: Ban Lãnh Đạo
Đảng Dân Chủ, cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện (họ lại là thành phần quyết định trong Quốc Hội) bỏ phiếu với đại đa số: Chống bất cứ viện trợ nào thêm cho Miền Nam.
Hai ngày sau, 15 tháng Ba, Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú và một số Sĩ Quan Tham Mưu bay về Nha Trang. Cùng hôm đó, vài đoàn quân xa lẻ tẻ rời Pleiku. Họ đã là đoàn đi tiên phong của một cuộc hành trình gian khổ đến bên bờ vực thẳm.
Hết Phần 34 : Khi đồng minh tháo chạy của tổng trưởng Kế Hoạch VNCH Nguyễn Tiến Hưng – “When the Allies ran away” book by Nguyen Tien Hung
Xem lại từ đầu : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P1
Xem lại : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P34
Xem tiếp : Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng – P36
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.